An Toàn Lao Động
An Toàn Lao Động Trong Thi Công Nhà Xưởng Công Nghiệp
An toàn lao động trong thi công nhà xưởng công nghiệp là vấn đề được cả chủ đầu tư và các nhà thầu quan tâm hàng đầu. Việc chú trọng an toàn lao động trong thi công thể hiện quy trình xây dựng bài bản, chuyên nghiệp của đơn vị thi công. Hãy cùng KBS đi sâu phân tích chủ đề này để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thông qua bài viết dưới đây.
Các tai nạn rủi ro có thể xảy ra trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp :
- Nhà xưởng công nghiệp nếu được lắp dựng toàn bộ cột trước, rồi mới lắp kèo và xà gồ, giằng. Khi đó, cột kèo chỉ được neo giữ bằng bu lông móng không được chắc chắn nên khi gặp mưa to gió lớn thì bu lông neo sẽ rất dễ bị đổ, gây nguy hiểm trong quá trình thi công.
- Khi bắt đầu công đoạn lắp dựng, lúc này các cấu kiện thép chưa được liên kết lại với nhau; chưa đạt sự ổn định và chắc chắn… chỉ cần một sơ suất nhỏ từ tổ lái cẩu lắp dựng va chạm vào các thanh cấu kiện đang lắp, có khả năng gây biến dạng cấu kiện; lệch hướng lắp ghép, ảnh hưởng chất lượng công trình và trường hợp xấu nhất là dẫn đến sập đổ khi thi công.
- Công nhân thi công, kỹ sư giám sát quá trình lắp dựng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt; ở độ cao và nhiệt độ nắng nóng. Bố trí thiếu đồ bảo hộ lao động, thiết bị dụng cụ làm việc kém chất lượng, không phù hợp ảnh hưởng khá lớn đến độ tập trung, chuẩn xác trong mỗi thao tác; dẫn đến công tác an toàn lao động không được tuân thủ triệt để góp phần gây tai nạn lao động.
- Một nguyên nhân trọng yếu là quy trình thi công xây dựng chưa đạt chuẩn, thiếu chuyên nghiệp, đảm bảo yêu cầu khắt khe về các biện pháp an toàn khi lắp dựng.
Một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế rủi ro tai nạn trong thi công nhà xưởng
- Để hạn chế rủi ro trong thi công và tăng cường biện pháp an toàn lao động trong xây dựng nhà xưởng thì đầu tiên phải tiến hành lắp dựng khoang giằng cứng. Sau đó, mới tiến hành lắp đặt đầy đủ cột, kèo, xà gồ, giằng mái, giằng tường và tay chống xà gồ; dùng giằng cáp từ cột kèo xuống cọc neo dưới mặt đất để cố định khoang giằng.
- Sau khi khoang giằng đã được lắp hoàn thiện,thì đơn vị thi công cần kiểm tra và canh chỉnh độ chuẩn xác của khung thép bao gồm cao độ, độ võng và độ lệch cho phép. Để có thể triển khai lắp dựng các khoang tiếp theo nối tiếp vào khoang giằng chính cho đến khi hoàn chỉnh.
Nhưng để có được bộ khung chắc chắn thì cần lắp đầy đủ số lượng hoặc phải lắp đặt ít nhất 50% số lượng xà gồ rồi mới dần hoàn thiện đến toàn bộ khung.
- Trong quá trình thi công lắp dựng; đội ngũ lắp dựng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình lắp dựng. Sau khi hoàn thành phần khung cứng; cần kiểm tra về độ chính xác về cao độ; độ lệch cho phép; độ võng.;… Tiếp theo mới cho triển khai tiếp giai đoạn khung giằng chính. Lắp tối thiểu phải ít nhất là 50% số lượng xà gồ dần dần hoàn thiện đến toàn bộ khung.
- Bố trí, phân phát đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ làm việc, đồ bảo hộ phù hợp, đảm bảo an toàn khi thi công.
- Công nhân thi công tham gia lắp dựng phải được tham gia huấn luyện và thực hành an toàn lao động 100%; tình thần làm việc phải thực sự tỉnh táo; tập trung cao độ đặc biệt trong khi vận hành máy móc, thiết bị trên cao tránh gây nguy hiểm cho đội ngũ thi công phía dưới cũng như chất lượng từng hạng mục công trình. Đội kỹ sư giám sát luôn kiểm soát chặt chẽ vấn đề sử dụng các thiết bị bảo hộ đúng cách và đầy đủ đảm bảo an toàn lao động. Các trường hợp xấu ảnh hưởng đến công tác lắp dựng do thời tiết không ổn định, hay phát hiện các nguyên nhân bất thường phải có chỉ thị tạm dừng thi công ngay.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá an toàn lao động độc lập trong suốt quá trình thi công.
Định hướng và xây dựng chính sách an toàn
- Công tác đào tạo; huấn luyện về an toàn lao động chú trọng thường xuyên nhằm kịp thời; đánh giá chất lượng các biện pháp đã đề ra góp phần nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro trong thi công; loại bỏ những mối nguy hiểm có thể xảy ra.
- Bên cạnh việc tuân thủ theo quy định hiện hành; các cán bộ công nhân tham gia thực thi phải luôn đánh giá phê bình trường hợp sai lệch khác. Đồng thời đóng góp ý kiến cải tiến nhằm thực hiện công tác vệ sinh an toàn lao động một cách khoa học và hợp lý. Sự tham gia của các bộ phận cùng trách nhiệm vào công tác an toàn lắp dựng có ý nghĩa cho mỗi cá nhân và cho toàn bộ hình ảnh công ty.
- Nâng cao chất lượng trình độ nguồn nhân lực quản lý, giám sát an toàn và bảo trì; đảm bảo duy trì tuân thủ các chính sách về an toàn lao động trong tất cả các khâu làm việc, đặc biệt tại công trường.
- Chú trọng công tác trang bị dụng cụ làm việc, bảo hộ lao động; đầu tư nâng cấp thiết bị, bảo dưỡng máy móc định kỳ thường xuyên,đảm bảo vận hành chuẩn xác và ổn định.