LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm đáp ứng được nhu cầu nhà thép công nghiệp và sản xuất đạt năng suất và đáp ứng được chất lượng lẫn về tiến độ của các Nhà Chủ Đầu Tư yêu cầu. Công ty KBS phải tự xây dựng cho mình một quy trình sản xuất và lắp đặt để đáp ứng được các nhu cầu trên.
Quy trình này vừa là sổ tay dành cho toàn thể CBCNV Công ty KBS áp dụng khi tham gia sản xuất và lắp dựng tại công trường, vừa là biện pháp thi công cho nhà thép tiền chế dành cho Chủ Đầu Tư , Giám Sát nếu có yêu cầu.
Với tinh phần đóng góp và phát triển công nghệ chế tạo nhà thép tiền chế, chúng tôi mong muốn sự đóng góp ý kiến các Chủ Đầu Tư, Giám Sát Công Trình để quy trình này ngày càng cập nhật những tài liệu tốt nhất và mới nhất.
Chúng tôi chân thành cám ơn
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG KBS
I.PHẦN SẢN XUẤT
1.Thiết kế:
Bản vẽ kiến trúc và kết cấu:
Đội ngũ Kỹ sư và Kiến trúc sư của Công ty KBS sẽ trình bày các giải pháp thiết kế, phân tích đánh giá và hướng dẫn chủ đầu tư lựa chọn phương án tối ưu. Sau khi thống nhất phương án, Công ty KBS sẽ hoàn chỉnh phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu, vật liệu và thể hiện ý đồ trên các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh.
Khi thiết kế bản vẽ phải thoả mãn các yêu cầu sau:
– Không ngừng nâng cao giá trị thẩm mỹ và tối ưu hoá giá thành, có tính cạnh tranh cao.
– Có khả năng phủ hợp với công nghệ gia công tiên tiến và công nghệ sản xuất và quy trình lắp dựng của đơn vị
– Mô tả được tổng quát công trình/ dự án.
– Cần có tỷ lệ nhất là đối với các bản vẽ lắp hoặc các nút liên kết
– Đầy đủ các ký mã hiệu (ký mã hiệu: phải đảm bảo nguyên tắc những chi tiết/ cấu kiện có cùng ký mã hiệu phải giống hệt nhau)
– Các chi tiết cấu kiện phải mang tính lắp lẫn (tiêu chuẩn hoá)
– Khi đưa xuống sản xuất bản vẽ phải được kiểm duyệt kèm theo phiếu giao việc
– Có dấu hiệu nhận biết khi thiết kế có sự thay đổi.
Về phần kết cấu:
Lựa chọn sơ đồ kết cấu hợp lý, tiết diện hợp lý nhằm đem lại kỹ thuật và kinh tế.
Sử dụng những liên kết dựng lắp liên tiếp như liên kết mặt bích, liên kết bulon cường độ cao.
Kết cấu phải có cấu tạo để dễ quan sát, làm sạch bụi, sơn tránh tụ nước. Tiết diện hình ống phải được bịt kín hai đầu.
Kết cấu thép được tính toán với tổ hợp tải trọng bất lợi nhất, kể cả tải trọng theo thời gian và mọi yếu tố tác động khác.
Sử dụng phương pháp tính toán theo trạng thái giới hạn. Kết cấu được thiết kế sao không vượt quá trạng thái giới hạn của nó.
Tiêu chuẩn về tải trọng được áp dụng theo TCVN 2737 : 1995 hoặc tiêu chuẩn thay thế tiêu chuẩn trên ( nếu có )
Tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu thép được áp dụng theo TCVN 338 : 2005, hoặc áp dụng dụng theo AISC (Mỹ)
Tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu thép áp dụng dụng theo AISC (Mỹ)
Bản vẽ gia công:
Sau khi bản vẽ thiết kế được chấp thuận, các cấu kiện của công trình sẽ được thể hiện chi tiết lên bản vẽ và đánh mã số rõ ràng.
Đội ngủ thiết kế chi tiết tạo ra bản vẽ shopdrawing, bước này giúp cho ra thép tiết kiệm nhất và hợp lý nhất. Toàn bộ phôi được xây dựng trên khổ tole 1500mm x 6000 mm là khổ tole được sử dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nếu có chi tiết quá khổ thì chúng tôi sẽ sử dụng thép quá khổ.
Hiểu rõ rằng sai phạm trên bản vẽ sẽ là những sai phạm gây ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng công trình nên đội ngũ quản lý dự án của Công ty KBS luôn ưu tiên cho công tác xem xét và kiểm soát lỗi bản vẽ.
2.Gia công sản phẩm:
Quy trình sản xuất của nhà máy được chia ra 11 bộ phận và được phân bố theo sơ đồ như sau:
KCS VẬT TƯ:
Dựa theo đơn hàng từ phòng vật tư chuyển xuống ( trong đơn hàng này ghi tên dự án, chủng loại vật tư, hãng sản xuất và khối lượng vật tư )
Dựa theo các mẫu đã chuyển xuống nhà máy mà bên đơn vị cung cấp hàng đã trình duyệt với công ty KBS.
Tiến hành kiểm tra vật tư thông qua những giấy tờ đính kèm như là CO, CQ (nếu có), kiểm tra vật tư có đúng đơn hàng hay không.
Sử dụng thước kéo dây, thước kẹp để kiểm tra kích thước.
Đối chiếu với mẫu đã trình duyệt.
Nếu phát hiện chủng loại vật tư nào không đúng với mẫu ( bao gồm hãng sản xuất, kích thước vật tư, CO và CQ ) thì bộ phận kho nhà máy phải lập ngay biên bản và không tiếp nhận vật tư vào kho.
RA PHÔI:
THIẾT BỊ ĐỂ SẢN XUẤT:
Máy cắt thép tấm
Theo bản vẽ gia công, Bộ phận này đưa thép tấm qua máy cắt , rùa cắt thành những phôi thép rời rạc của cấu kiện.
Bước đầu tiên, tổ trưởng của bộ phận sẽ nhận bản vẽ ra phôi từ quản lý nhà máy, đọc và nghiên cứu kỹ trước khi bắt đầu gia công.
Sử dụng phấn đá hoặc bút lấy dấu ( dùng cho cơ khí ) đánh dấu nhiều vị trí, đối với những chi tiết có hình dáng là hình vuông hoặc hình chữ nhật thì phải thông qua bước “ bóp ke “ bước này rất quan trọng nếu có sai xót thì rất nguy hiểm cho việc lắp rắp sau này.
Sau khi lấy dấu sử dụng mực để tạo ra hình dáng của chi tiết.
Dung sai cho phép của mỗi của chi tiết rời rạc là ± 2 mm.
Tổ trưởng làm “dưỡng” cho những chi tiết bảng mã có đục lổ ( công đoạn này rất quan trọng, sau đó mới cho gia công hàng loạt.
Toàn bộ bảng mã liên kết có t < =12 mm thì được gia công bằng máy cắt thép tấm, những chi tiết được gia công bằng công nghệ này có tính thẩm mỹ cao và không tốn công để mài và vệ sinh bề mặt xung quanh.
Để gắn kết các kết cấu thép lại với nhau, ta dùng bu-lông xiết chặt chúng thông qua các bản mã (bản đục lỗ liên kết). Công ty KBS sử dụng nhiều máy khoan chuyên dụng, tạo ra các lỗ tròn hoặc ô-van cho bản mã mà không cần dùng đến gió đá. Nhờ vậy mà đảm bảo được tính kỹ thuật và thẩm mĩ cao.
Đối với những chi tiết bảng mã có khoan lổ thì phải ưu tiên gia công bằng máy khoan cần, có những chi tiết không thể khoan bằng máy khoan cần chuyển sang sử dụng máy khoan từ. Loại máy này sử dụng rất cơ động có thể khoan ở mọi tư thế khó khăn mà máy khoan không thể làm việc được.
Nếu phát hiện sai xót trong quá trình thi công không đúng với bản vẽ shopdrawing, công nhân phải báo cáo ngay cho tổ trưởng của mình hoặc quản lý nhà máy để phản hồi với bộ phận kỹ thuật nhà máy.
Phải thống kê lại số lượng đã gia công trong ngày vào cuốn nhật ký gia công của tổ mình
Ngoài việc tuân theo những quy định chung còn phải tuân theo những quy định sau:
– Trước khi vạch dấu cắt hoặc cắt phải kiểm tra vật liệu đã đúng theo yêu cầu chưa (về quy cách, tình trạng rỗ, gỉ, độ cong vênh, v.v.)
– Khi vạch dấu phải ke vuông
– Mạch cắt thẳng nhẵn không nổ
– Khi lấy dấu lỗ khoan phải lấy theo tim bản mã (không lấy theo cạnh mã). Các lỗ khoan các mã như mã đầu cột, chân cột, đầu kèo, gót kèo, vv phải lắp lẫn được; các lỗ khoét phải đảm bảo mỹ quan.
– Làm sạch xỉ cắt, ba via vết cắt, nắn thẳng, xếp gọn, đánh dấu và cập nhật sổ sách.
– Các kích thước chi tiết sau khi cắt phải theo thiêt kế (Có thể cho phép sai số không quá 2mm với mã liên kết; không quá 1mm với bản cánh, bản bụng nhưng đặc biệt chú ý đến các mã lắp với nhau hoặc các bản cánh hoặc bản bụng khi phải nối để đủ chiều dài)
– Với mối nối có độ dày từ 10mm trở lên phải vát mép (có thể cắt chữ V lệch chữ V cân hoặc chữ K)
– Khi giao sang công đoạn khác phải hướng dẫn để khi gá không bị nhầm lẫn nhất là đối với đoạn nối.
Chi tiết nào gia công xong thì phải chuyển qua KCS của bộ phận ra phôi để kiểm tra và đánh dấu lại
Tất cả các cấu kiện được gia công hoàn thiện phải được KCS và đánh số từng chi tiết (đánh số theo bản vẽ shopdrawing ), sau đó mới chuyển sang công đoạn kế tiếp.
LẮP RẮP THÔ:
Đây là công đoạn tạo hình dáng của cấu kiện cho hệ khung nhà thép tiền chế.
Lấy dữ liệu từ bản vẽ shop drawing, chuẩn bị toàn bộ chi tiết rời rạc cho 1 cấu kiện để tiến hành lắp rắp.
Các thành phần rời rạc trên được đưa sang bộ phận này, tại đây chúng được nắn thẳng, và ráp thành các cấu kiện bởi các mối hàn tạm, theo đúng mã số đã chỉ định.
Các kết cấu nhỏ có thể lắp đặt một lần, sau khi hàn định vị, dùng trình tự hàn thích hợp hàn xong một lần
Các cấu kiện quá khổ nên trước tiên hàn các tổ hợp nhỏ, sau đó lắp ghép và hàn tiếp.
Công tác lắp rắp dầm hay cột tổ hợp bằng thép tấm thì luôn luôn lưu ý về kích thước của cánh so với bụng dầm hay cột, toàn bộ phải sử dụng “ dưỡng “ để canh chỉnh vị trí giữa cánh và bụng.
Cấu kiện tạm được so khớp mã số để đảm bảo các thành phần không ráp nhầm.
Kiểm tra và ghi lại số cho từng cấu kiện theo bản vẽ shop drawing.
Sau khi lắp rắp xong chuyển sang KCS của tổ lắp rắp thô phải kiểm tra có đúng theo bản vẽ hay không, sau đó đánh số theo bản vẽ shopdrawing rồi mới chuyển cấu kiện qua bộ phận kế tiếp.
HÀN TỰ ĐỘNG:
Để đảm bảo các thành phần của cấu kiện kết dính với nhau như một khối thống nhất, chúng được đưa qua hệ thống hàn Hồ quang chìm tự động. Với nhiệt độ hơn 1200 độ C, hai mép của 2 bản thép được nấu chảy và dính liền với nhau như được đúc ra từ khuôn. Với công nghệ này thì nhà máy chúng tôi rất yên tâm về chất lượng đường hàn của từng cấu kiện.
Khi thực hiện công tác hàn thì môi trường xung quanh hồ quang và vũng hàn có nhiều loại khí, trong đó Oxy và ni tơ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng mối hàn. Oxy và Ni tơ làm giảm độ bền , độ dẻo và nhiều cơ tính của mối hàn. Để khắc phục những nguyên nhân trên hàn hồ quang chìm được hàn trong môi trường thuốc hàn vào trong vũng hàn để đẩy không khí ra khỏi vũng hàn ngăn chặn sự xâm nhập của khí tác hại.
Tùy theo độ dày mỏng của từng cấu kiện, nhà máy Thép Việt thường sử dụng loại dây hàn : Ø 2 mm, Ø 2.2 mm và Ø 3,2 mm, có những cấu kiện t >=30 mm thì chúng tôi sử dụng dây hàn đặc biệt cho loại sản phẩm này.
Để mối hàn được liên tục và nằm trên cùng một mặt phẳng, bộ phận này sử dụng cầu trục để di dời cấu kiện đặt trên hệ thống dàn đỡ,hệ thống dàn đỡ có chiều dài <=14m, được tạo nên bỡi những dầm I liên kết với nhạu tạo thành một khối thống nhất, dàn đỡ này có thể hàn những cấu kiện quá khổ có chiều rộng bụng dầm hay cột >= 1500mm ,với hệ thống này nhằm làm cho cấu kiện được nằm trên cùng mặt phẳng và đường thẳng, giúp cho công suất tạo ra sản phẩm rất hiệu quả.
Quá trình hàn tạo hình, để tránh ứng suất dư của hàn gây ra, căn cứ những tiêu chuẩn kỹ thuật và thực nghiệm, Thép Việt lập ra cho quy trình hàn dành cho thép I tổ hợp như sau:
Những cấu kiện cột chịu nén và lực dọc lớn, thì toàn bộ đường hàn phải liên tục không được gián đoạn.
Đường hàn được kiểm tra bằng phương pháp thử từ để đảm bảo độ liền lạc giữa 2 thành phần.
Sau khi lắp hàn chuyển sang KCS của tổ hàn tự động phải kiểm tra có đúng theo bản vẽ hay không, sau đó đánh số theo bản vẽ shopdrawing rồi mới chuyển cấu kiện qua bộ phận kế tiếp
LẮP RẮP CHI TIẾT:
Sau khi qua giai đoạn hàn tự động, ở quy trình này gắn những chi tiết : plate xà gồ, bảng mã liên kết, những vị trí liên kết khác tùy thuộc vào mỗi bản vẽ để gia công chi tiết khác nhau.
Công đoạn này phải được lấy dấu ( lấy dấu bằng phấn đá hay bút lấy dấu cơ khí ) những vị trí gắn những chi tiết vào cấu kiện. Phương pháp này đẩy nhanh năng suất sản xuất và tất cả đều theo một kích thước duy nhất hạn chế được sai số gia công lắp đặt.
Xem kỹ bản vẽ trước khi gá, khi gá xong phải kiểm tra kích thước tiết diện, chiều dài chi tiết/ cấu kiện.
Kiểm tra sản phẩm khi giao nhận.
Chi tiết nối phải thẳng, không gãy khúc (theo cả hai phương) và hàn hoàn chỉnh nắn thẳng mới được gá tổ hợp
Khe hở mối nối đủ để khi hàn mối hàn đảm bảo ngấu (trừ khi vát mép)
Đường hàn mối nối của cấu kiện/ chi tiết sau khi gá không được nằm trên cùng một tiết diện, thường xuyên lệch nhau từ 200 – 300mm
Với kết cấu hình hộp, với kết cấu thép góc quay lưng vào nhau (thanh kép) phải sơn lót bên trong mới được gá.
Đánh dấu theo bản vẽ hoặc chỉ dẫn của kỹ thuật giám sát bằng phấn viết
Trước khi hàn phải làm sạch chỗ cần hàn (gỉ, dầu, sơn, v.v)
Khi hàn:
+ Nghiêm cấm dùng que hàn lót vào mối hàn
+ Mối hàn không ngậm xỉ, không cháy chân, không rỗ nứt và phải đủ chiều cao
+ Mối hàn nhẵn đều trên suốt chiều dài
+ Có biện pháp chống biến dạng trước khi hàn
Sau khi hàn: mối hàn được gõ xỉ, kiểm tra nếu có khuyết tật phải sửa chữa lại xếp gọn và cập nhật sổ sách
Để đính các bảng mã vào thân kèo, ta kiểm tra lại độ vuông góc, hình dáng thẳng đứng của 2 đầu cấu kiện trước khi lắp bảng mã. Sau khi lắp rắp bảng mã hoàn chỉnh, gắn tạm thời vào những tấm “ke” ( những tấm thép có dình tam giác nhằm tăng độ cứng) kỹ thuật này, bản mã liên kết sẽ không bị cong vênh, việc lắp đặt khung kèo tại công trình cũng sẽ chính xác và thẩm mỹ hơn.
Sau khi lắp hàn chuyển sang KCS của tổ lắp rắp chi tiết phải kiểm tra có đúng theo bản vẽ hay không, sau đó đánh số theo bản vẽ shopdrawing rồi mới chuyển cấu kiện qua bộ phận kế tiếp
HÀN HOÀN THIỆN:
Về mặt thiết kế để giảm thiểu ứng suất hàn và biến dạng hàn chúng tôi thực hiện như sau:
Trên cơ sở đảm bảo an toàn cho kết cấu , không để kích thước mối hàn quá lớn.
Mối hàn bố trí đối xứng, giảm các mối hàn giao nhau và mối hàn tập trung
Trong các kết cấu chịu lực không lớn hoặc không chịu lực, có thể sử dụng các mối hàn gián đoạn.
Hàn các mối hàn có biến dạng tương đối lớn. Nếu có các mối hàn giao nhau, nên tìm cách loại bỏ các khuyết tật nổi cộm.
Nếu hàn bằng tay các mối hàn dài, nên dùng cách hàn ngược chiều hoặc hàn ngược chiều theo từng lớp.
Cố gắng dùng cách hàn đối xứng, đối với các kết cấu lớn càng nên dùng nhiều thợ hàn cùng hàn đối xứng, nếu như hàn bán tự động có thể hàn không phân đoạn.
Với công đoạn gá và hàn hoàn thiện ở đây bao gồm gá, hàn hoàn chỉnh, nắn thẳng. Ngoài việc tuân theo những quy định chung còn phải tuân theo những yêu cầu tương tự như Gá, Hàn tổ hợp và thêm:
– Với các kết cấu chính như kèo cột, dầm .v.v. phải gá trên dưỡng để tránh gá ngược mã
– Kiểm tra mã về kích thước (dài rộng, dày), độ rỗ, rỉ trước khi lấy dấu lỗ khoan và gá.
– Khi sản xuất cấu kiện được kê, chống chắc chắn, không làm vặn kết cấu.
– Các mã liên kết giữa kèo với cột, kèo với kèo, dầm cầu trục, v.v phảI được nắn phẳng sau khi đã hàn hoàn thiện và khi lắp ráp đảm bảo lỗ lắp bu lông trùng khít
– Khi khoan lỗ: Với bu lông lắp ráp thì Dlỗ = Dbu lông + 3mm
Với bu lông móng thì Dlỗ = Dbu lông + (3 – 4) mm
Với tấm dưỡng thì Dlỗ = Dbu lông + 1mm
– Trường hợp với các kết cấu khác như: Cột điện, cầu, v.v sẽ có chỉ dẫn riêng
– Cấu kiện được nắn thẳng, các lỗ khoan mài sạch ba via
– Đóng số theo bản vẽ hoặc chỉ dẫn kỹ thuật/ quản lý sản xuất
Những tấm gia cường tại vị trí bụng kèo và cột được hàn 2/3 đường hàn cho mỗi bên, cách gia công này tránh được ứng suất dư khi hàn.
Với những chi tiết bảng mã có chiều dày > 20mm thì tất cả mối hàn phải được đảm bảo có chiều cao đường hàn >= 6 mm ( theo bảng 43 trang 70 của TC 338 : 2005 )
Sau khi lắp hàn chuyển sang KCS của tổ hàn hoàn thiên phải kiểm tra có đúng theo bản vẽ hay không, sau đó đánh số theo bản vẽ shopdrawing rồi mới chuyển cấu kiện qua bộ phận kế tiếp.
Chỉnh sửa:
Nhiệt độ cao của máy hàn làm cho các cấu kiện có thể bị vênh. Để đảm bảo các cấu kiện có độ chính xác tuyệt đối khi lắp dựng, chúng được đưa qua công đoạn này để chỉnh sửa lại. Tại đây, các mặt bị vênh sẽ được nắn thẳng.
Các mặt cấu kiện được đo đạc bằng thước đo kỹ thuật để đảm bảo độ thẳng và vuông ke.
Sau khi lắp hàn chuyển sang KCS của tổ chỉnh sửa phải kiểm tra có đúng theo bản vẽ hay không, sau đó đánh số theo bản vẽ shopdrawing rồi mới chuyển cấu kiện qua bộ phận kế tiếp
Vệ sinh:
30% tuổi thọ của công trình nhà thép được quyết định bởi chất lượng sơn phủ. Để sơn có độ bám cao và chịu được sự phá hoại do thời tiết, trước khi sơn, các cấu kiện thép được làm sạch bề mặt, giúp sơn bám chặt hơn rất nhiều lần.
Sau khi lắp hàn chuyển sang KCS của tổ vệ sinh phải kiểm tra, sau đó đánh số theo bản vẽ shopdrawing rồi mới chuyển cấu kiện qua bộ phận kế tiếp
Khi kê chi tiết/ cấu kiện không làm cong, vặn và phải đảm bảo chắc chắn
Khi lật phải dùng cẩu hạ từ từ.
Trước khi sơn phải làm sạch xỉ hàn ba via còn sót; các vết rỉ, dầu mỡ, bùn đất, v.v. (cần chú ý các chỗ góc khuất) được kỹ thuật kiểm tra mới được sơn.
Làm sạch những ba via còn sót, nếu phát hiện ra những chỗ hàn chưa đạt (rỗ, không ngấu, vv) Hàn sót sẽ thông báo cho kỹ thuật hoặc quản lý nhà máy.
Sơn:
Cuối cùng là công đoạn sơn phủ cấu kiện. Có tất cả 3 lớp sơn phủ. Đầu tiên là sơn chống sét tiếp đến là 2 lớp sơn bao phủ. Công ty KBS đang nghiên cứu hệ thống sơn tĩnh điện dầu tự động. Với hệ thống này, Công ty KBS đảm bảo các cấu kiện được sơn hoàn toàn tự động và được sấy khô ngay khi sơn xong.
Khi sơn phải đồng đều, có độ bóng, đủ độ dày theo yêu cầu, chiều dày mỗi lớp đạt khoảng 25 – 30µm.
Khi sơn đã khô: với chi tiết lớn như cột, kèo, dầm v.v được xếp trên giá theo gọn từng công trình, có biển treo và che bạt chống bụi bẩn. Với các chi tiết nhỏ như các loại giằng, xà gồ v.v thì đóng kiện trên đó ghi rõ quy cách số lượng và xếp như chi tiết lớn.
Khi sơn không làm bẩn hoặc bụi sơn bay vào sản phẩm công trình khác kể cả đối với nhà xưởng.
Các cấu kiện hoàn chỉnh được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi xếp vào container và vận chuyển ra công trình sẵn sàng cho việc lắp dựng.
II.PHỤ LỤC VÀ THAM KHẢO:
A.Phụ lục
Phụ lục 1: Quy trình nhập, xuất vật tư
I. Nhập vật tư
Khi nhập vật tư tiến hành theo các bước:
+ Kiểm tra
+ Lập biên bản kiểm nghiệm
+ Nhập kho
Trách nhiệm: Thủ kho, Kế toán vật tư, kỹ thuật giám sát, tổ trưởng
1. Kiểm tra:
1.1. Đối với vật tư chính
Bao gồm thép tấm, thép hình ( chữ U.I, H. C, Z, ống) và các loại tôn lợp tôn thưng. Các thông số cần kiểm tra:
– Mác vật liệu: có thể in trên vật liệu, hoặc do nhà sản xuất cung cấp, hoặc qua xác định thành phần lý hoá tính
– Chất lượng: Độ rỗ, rỉ, độ phẳng (cong vênh), độ nhẵn bề mặt.
– Quy cách: Độ dày, chiều rộng, chiều dài.
– Hình dạng hình học: Cần chú ý đối với các thép cán nguội chữ U, C, Z
Đối với tôn lợp cần kiểm tra thêm màu sơn, chất lượng sơn, độ chà xước.
1.2. Đối với vật tư phụ.
a) Đối với que hàn, dây hàn, thuốc hàn:
– Xác định ký hiệu (mác) quy cách, nơi sản xuất theo đúng chủng loại đặt hàng bằng các mác nhẵn trên bao kiện.
– Xác định chất lượng bằng phương pháp hàn thử, thực hiện đối với 2 – 3 lô hàng đầu tiên, khi hàn thử kết quả được ghi vào biên bản, biểu KTKT/BMCL/01. Trường hợp cần xác định chính xác cơ tính mối hàn mới phải thử nghiệm.
– Xác định số lượng, trọng lượng bằng các mác, nhãn kết hợp với cân hoặc đo đếm thực tế.
b) Đối với khí ga,CO2, ôxi;
– Xác định đúng chủng loại, nơi sản xuất theo đơn đặt hàng,
– Xác định áp lực: bằng đồng hồ đo.
– Xác định số lượng, trọng lượng: bằng đo, đếm, cân
– Xác định chất lượng: theo sử dụng hoặc biên bản kiểm định của nhà sản xuất.
c) Đối với Sơn và Dung môi:
– Chủng loại số lượng, ký hiệu theo đơn đặt hàng, xác định bằng mác, nhãn nơi sản xuất.
– Đối với các loại sơn, dung môi đặc biệt như epoxy, chịu axít chịu nhiệt khi giao nhận phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng.
1.3. Các phụ kiện khác
Đối với bu lông tăng đơ:
– Xác định các thông số: Đường kính, chiều dài tổng (không tính chiều cao đầu bu lông), chiều dài ren, bước ren khi đặt hàng.
– Dụng cụ kiểm tra: thước cặp, thước mét, thước prô pin ren hoặc chi tiết mẫu.
– Xác định số lượng bằng phương pháp đếm.
– Đối với các loại đặc biệt như tinh chế, mạ, cường độ cao khi giao nhận phải có biên bản kiểm định kèm theo.
Đối với vít lợp, ti lợp:
– Quy cách số lượng theo đơn đặt hàng, xác định bằng phương pháp đo,
– Xác định chất lượng bằng phương pháp dùng thử.
2. Lập biên bản kiểm nghiệm:
Sau khi thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra kiểm định 2 bên tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm.
- Nhập kho:
– Sau khi tiến hành đầy đủ các thủ tục kiểm tra, kiểm định tiến hành nhập kho và chỉ nhập kho khi biên bản kiểm định có đầy đủ chữ ký của các thành viên, khi đã nhập kho phải có thẻ kho.
– Khi nhập kho phải để từng loại riêng biệt sao cho dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và đảm bào an toàn, đủ các dấu hiệu nhận biết.4. Chỉ tiêu kỹ thuật
4.1. Đối với vật liệu chính:
– Quy cách: Cần chú ý độ dày (theo thực tế đo)
– Độ rỗ, rỉ, cho phép rỉ vàng không rỗ.
– Độ cong vênh không quá mức, có thể xử lý được.
– Độ khuyết tật: Không cho phép.
– Đối với các loại đặc biệt như: Thép cường độ cao, thép hợp kim, thép không rỉ phải có biên bản kiểm định của nhà cung cấp.
4.2 Đối với vật liệu phụ:
– Quy cách, ký hiệu, nơi sản xuất kiểm tra theo đơn đặt hàng.
– Áp lực: Không nhỏ hơn 5% áp lực định mức.
– Trọng lượng: Theo cân thực tế.
– Chất lượng: Theo thực tế sử dụng.
4.3. Các phụ kiện:
Bu lông, tăng đơ các loại:
– Thử độ dơ đồng bộ
– Số lượng quy cách chủng loại theo đơn đặt hàng
Vít lợp ti lợp, đinh rút, dụng cụ: Đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
nhưng chú ý:
– Chỉ nhập kho khi phiếu kiểm nghiệm có đủ chữ ký của các thành viên
– Đối với vật tư chính kiểm tra 100%, vật tư phụ như Que hàn, dây hàn, thuốc hàn, sơn kiểm tra 2-3 mẫu cho một lần nhập, dưới 500kg – 2 mẫu, trên 300 kg – 3 mẫu
– Khi kiểm tra không đạt cũng phải lập phiếu kiểm nghiệm, thông báo cho nhà cung cấp và cập nhật vào sổ theo dõi nhà cung cấp.
5. Xếp dỡ, lưu kho, bảo quản:
5.1. Xếp dỡ:
– Khi xếp phải có phương tiện xuống hàng phù hợp để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng và đảm bảo dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm và dễ kiểm tra, bảo quản.
– Thép tấm các loại: dùng cầu trục hoặc cần cẩu, khi móc cáp ít nhất phảI có 2 điểm sao cho tránh gây võng quá mức, tránh trượt cáp và có thể gây đứt cáp, giữa các tấm hoặc kiện phảI có điểm kê cách mặt đất ít nhất là 100mm để luôn và rút cáp được dễ dàng và tránh làm rỉ thép, khi xuống hàng phải để riêng từng loại và được đặt trên giá kê, đặt cách nhau khoảng cách phù hợp để khi lấy được thuận tiện và để đúng nơi quy định.
– Thép hình thép ống cũng tương tự như thép tấm.
– Đối với tôn cuộn: Khi xuống dùng cần cẩu, lưu ý chèn giẻ hoặc gỗ mềm tránh đứt cáp hoặc làm hỏng tôn.
– Đối với tôn múi, ke góc, máng nước, ống nước, úp nóc: Khi xếp dỡ phải dùng tay nhẹ nhàng, tránh làm xây sát, cong vênh và để từng loại riêng.
– Đối với những chi tiết phục vụ cho lắp ráp bu lông, vít v.v.. khi xếp dỡ dùng tay, phải có túi hoặc thùng đựng và để thành khu vực riêng, ghi rõ quy cách.
– Đối với các loại que hàn, dây hàn, thuốc hàn: Khi lên xuống phải dùng tay, nhẹ nhàng, xếp gọn từng lô, đặt trên giá kê tránh ẩm ướt.
– Đối với các loại sơn, dung môI, chất lỏng khác: Khi lên xuống phải nhẹ nhàng tránh đổ vỡ. Để riêng từng loại theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
– Đối với các loại khí như ôxy, ga, CO2 khi lên xuống dùng tay, nhẹ nhàng, không quăng quật và để theo khu vực đã quy định, đảm bảo an toàn.
5.2 Lưu kho, bảo quản.
– Khi lưu kho phải căn cứ vào từng loại nguyên vật liệu, thời gian sử dụng, trên nguyên tắc vào trước dùng trước, vào sau dùng sau để có phương pháp lưu kho, bảo quản phù hợp tránh làm cho nguyên vật liệu xuống cấp. Toàn bộ phải có thẻ kho và có biển chỉ rõ loại vật tư.
– Với sắt thép các loại: Để riêng từng loại, trên giá kê cách mặt đất 0,4-0,5m, cách nhau 0,5-1m.
– Các loại vật liệu phụ: Tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và các quy phạm về an toàn.
– Các loại phụ kiện để riêng ra từng loại, tránh gẫy, cong bẩn.
– Thường xuyên kiểm tra để nắm được mức độ còn hay hết, mức độ xuống cấp, không đảm bảo an toàn để có giải pháp khắc phục.
– Khi đưa vật tư ra sử dụng phải có phiếu xuất, sau mỗi đợt sử dụng hoặc định kỳ lập các phiếu báo cáo lên cấp quản lý trực tiếp để nắm được mức độ tiêu thụ. Để nắm được tình hình về vật tư hàng tháng hoặc quý phải tiến hành kiểm kê.
– Trong quá trình nhập vật tư, hàng hoá của nhà cung ứng cần theo dõi quá trình cung cấp của bên cung ứng về chất lượng, tiến độ giao hàng.
II. Xuất vật tư
Đối với xuất vật tư phục vụ sản xuất cần đảm bảo quy trình:
– Tổ trưởng sản xuất lập phiếu đề nghị cấp vật tư và được Kỹ thuật giám sát xác nhận.
– Kế toán vật tư căn cứ vào phiếu đề nghị của tổ và đối chiếu với hạn mức để viết phiếu xuất.
– Thủ kho căn cứ vào phiếu xuât vật tư để xuất vật tư.
Ghi chú
– Trường hợp hạn mức đã hết phiếu viết ở dạng cho vay (tạm cấp) để đáp ứng sản xuất, khi công trình sản xuất xong tiến hành quyết toán để xác định nguyên nhân thiếu và quy rõ trách nhiệm.
– Ngiêm cấm việc tự ý lấy vật tư khi chưa có phiếu xuất, loại trừ khi được sự đồng ý của thủ kho.
– Số lượng vật tư trong phiếu xuất phải đúng theo số vật tư cần thiết theo hạn mức.