Những điều cần lưu ý khi thi công nhà xưởng hiện nay
Nhà đầu tư đang thắc mắc quá trình thi công nhà xưởng sẽ diễn ra như thế nào? Đối với những nhà đầu tư lần đầu tiên đầu tư thi công nhà xưởng và thiết kế nhà xưởng thì khó lòng có thể hình dung ra được. Quá trình thi công xây nhà dân dụng thì đa số mọi người đều nắm rõ nhưng đối với thi công nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng sẽ khác rất nhiều so với thi công và xây dựng nhà dân dụng. Quá trình thi công nhà xưởng luôn đòi hỏi phải lên kế hoạch và theo dõi thực hiện sát sao. Hãy đọc bài viết sau đây để nắm rõ những tiêu chí cần tuân thủ khi tiến hành thi công nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng công nghiệp nhé!
Những điều quan trọng cần lưu ý khi thi công nhà xưởng hiện nay
Việc thi công nhà xưởng còn phải tùy thuộc vào quy mô, tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể thực hiện 3 bước sau sẽ phần nào giúp doanh nghiệp định hình được mô hình nhà xưởng rất phù hợp để tiến hành thi công nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng.
1. Lựa chọn nhà thiết kế nhà xưởng, thi công nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng uy tín
Trước khi thực hiện thi công nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng, chủ đầu tư cần phải thực hiện khảo sát để lựa chọn các đơn vị thi công nhà xưởng tốt bao gồm:
- Đơn vị thiết kế nhà xưởng tốt.
- Nhà thầu thi công nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng uy tín để cùng hợp tác.
Việc nghiên cứu thị trường để tìm kiếm đối tác thi công nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng là vô cùng quan trọng. Đó phải là những đơn vị uy tín ở lĩnh vực và có trình độ chuyên môn cao. Nếu nhà đầu tư chọn phải các đơn vị yếu kém sẽ dẫn đến những tình trạng thiệt hại đáng tiếc cho doanh nghiệp sau khi hoàn tất dự án.
2. Lựa chọn giải pháp tối ưu cho việc thi công nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng
Trên thị trường hiện nay có 2 loại nhà xưởng rất phổ biến. 2 loại đó là: nhà xưởng có kết cấu thép và nhà xưởng với bê tông cốt thép. Nhà đầu tư cần nắm rõ những ưu – nhược điểm từng loại hình nhà xưởng. Có như vậy, doanh nghiệp mới đưa ra được lựa chọn được mô hình phù hợp để tối ưu hóa sản xuất.
Thi công nhà xưởng có kết cấu bê tông cốt thép
Nhà xưởng loại này sử dụng vật liệu chính là bê tông và thép để dựng: móng, cột, dầm. Tùy theo thiết kế tường được xây bằng loại gạch có độ dày từ 10 – 20cm. Và mái nhà xưởng: sẽ dùng tôn mạ kẽm, tấm PU cách nhiệt, cách âm. Để đảm bảo chắc chắn nên dùng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày 1.4 ly đến 2.0 ly.
Ưu điểm của loại nhà xưởng này là cách âm và chịu lực tốt. Cùng với khả năng chống chọi và giảm xói mòn khi thời tiết xấu. Tuy nhiên, nhà xưởng này cũng có nhược điểm là không dễ cơi nới diện tích. Nếu muốn mở rộng quy mô thì phải thiết kế và lên kế hoạch xây dựng thật chỉnh chu.
Thi công nhà xưởng có kết cấu thép
Kết cấu thép với các cấu kiện như: cột, dầm kèo thiết kế, sản xuất ở nhà máy sau đó thi công tại công trường. Loại này dùng bulong neo định vị phần để dựng cột thép. Tường được xây bằng loại gạch có độ dày 10cm đến 20cm. Tường sẽ cao trên 2m và còn có thể lắp thêm tôn tường. Mái nhà xưởng kết cấu thép: dùng loại tôn mạ kẽm, tấm PU cách nhiệt và cách âm. Để đảm bảo độ bền nên dùng xà gồ đen hoặc mạ kẽm dày 1.4 ly đến 2.0 ly.
Hiện nay thì phương án thi công nhà xưởng kết cấu thép đang là giải pháp được nhiều chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn rất nhiều. Vì những ưu điểm của mô hình này không chỉ trở nên dễ dàng mở rộng diện tích mà còn cách nhiệt và cách âm khá tốt. Bên cạnh đó thì thời gian thi công nhà xưởng nhanh chóng hơn và tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
3. Phân loại nhà xưởng
Sau khi đã chọn được mẫu nhà xưởng để thi công nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng, doanh nghiệp nên chủ động lên thiết kế thi công nhà xưởng theo chức năng. Một nhà xưởng chuyên nghiệp phải có sự phân bố rõ ràng chức năng sử dụng.
Nhà xưởng phân loại theo công năng sử dụng
Tùy vào từng công năng sử dụng để phân loại nhà xưởng. Nhà xưởng được chia ra làm nhiều khu vực và mỗi khu vực sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng. Đa phần khối văn phòng sẽ thường được đặt ở phía trước nhà xưởng hoặc bên cạnh nhà xưởng để tiện cho việc giao dịch.
Nhà xưởng phân loại theo độ cao
Tùy vào loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư có thể chọn nhà xưởng cho phù hợp:
– Nhà xưởng thường cao từ 8m đến 12m tính cả nóc gió.
– Nhà xưởng thường cao từ 6m đến 8m tính cả nóc gió.
Có rất nhiều mẫu thiết kế nhà xưởng cho doanh nghiệp lựa chọn. Một số mẫu nhà xưởng như là: nhà xưởng có tầng lửng, nhà xưởng cao tầng và nhiều phân loại nhà xưởng khác….
Kinh nghiệm quan trọng khi thi công nhà xưởng và giám sát nhà xưởng
Khi thi công nhà xưởng và xây dựng nhà xưởng thì nhà thầu nên quan tâm móng và nền vì 2 phần này cực kỳ quan trọng. Tùy vào tính chất của đất mà sẽ có phương án gia cố cho hợp lý. Để phần nền đảm bảo chắc chắn thì cần có cách bố trí thép sàn hợp lý. Tùy trọng lượng của trang thiết bị phục vụ sản xuất mà độ dày của bê tông nền tương ứng. Độ dày nền có thể dày tới 50cm nếu nhà xưởng đặt máy móc, thiết bị có tải trong vài chục tấn trên m2. Sau khi đổ bê tông xong thì cần xoa nền bê tông. Tiếp theo, sơn để chống bám bụi, dễ lau chùi vệ sinh,…
